Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

CÔNG THỨC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

         * Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực: chính trị, đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá… trong xã hội làm nội dung.
         Nghị luận xã hội rất phong phú, đa dạng nhưng chung qui, phần lớn, thường có hai dạng: Nghị luận về một tư tưởng đạo líNghị luận về một hiện tượng xã hội
BỐ CỤC MỘT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
 I. Mở bài:
           Giới thiệu luận đề và luận điểm của đề, nêu tầm quan trọng của vấn đề cần bàn bạc, đánh giá. Dẫn ra câu nói hoặc ý kiến cần bàn luận. (Nên mở bài theo kiểu gián tiếp)
II. Thân bài:
            - Trình bày giải thích rõ vấn đề hay hiện tượng xã hội được đưa ra bình luận.
            - Phân tích đánh giá các mặt của vấn đề hay hiện tượng xã hội được xem xét.
            - Phân tích nguyên nhân, dự báo hậu quả, đề xuất phương hướng giải quyết.
            - Bình luận vấn đề: hay, dở, khen chê, phủ định, khẳng định...
            - Bác bỏ vấn đề nếu là những suy nghĩ lệch lạc, sai trái; có thể bác bỏ vần đề bằng cách lật ngược vấn đề nghị luận.
            * Nên mở rộng bổ sung các vấn đề liên quan có cùng đề tài
III. Kết bài:
            Tổng kết những ý kiến đã bình luận, nhấn mạnh để làm nổi bật ý tưởng chủ đạo của bài văn. (Nên kết bài theo kiểu mở)
B. Nghị luận về một hiện tượng xã hội

1. Nên làm phần mở bài và phần kết bài giống như bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
2. Phần thân bài làm theo công thức như sau:
   + Thực trạng của vấn đề cần nghị luận.
   + Nguyên nhân của vấn đề nghị luận.
   + Hậu quả của vấn đề nghị luận.
   + Giải pháp của vấn đề nghị luận.

           * Lưu ý: Phần mở rộng bổ sung vấn đề làm giống như kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.


13 nhận xét: